Lớp 8A4 trường THCS Phan Đình Giót
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Diễn đàn của lớp 8A4 trường THCS Phan Đình Giót


You are not connected. Please login or register

Cả lớp chuẩn bị đi tham quan nhé!

+5
luv_dbsk_cass
ridethewind722
poogy
luv_jeremy
Admin
9 posters

Go down  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Admin

Admin
Admin
Admin

Ngày 30/12/2009, trường chúng ta sẽ đi tham quan Đền Hùng. Có lẽ cả lớp cần phải lập các nhóm để dễ quản lí! Very Happy
Buổi tham quan này sẽ giúp chúng ta nhớ về cội nguồn .Vì vậy nếu 100% lớp đi thì càng tốt!

https://myclass8a4.forumvi.com

2Cả lớp chuẩn bị đi tham quan nhé! Empty mình đi đền Hùng rùi mừ Fri Dec 18, 2009 10:57 pm

luv_jeremy

luv_jeremy
Học sinh tiên tiến
Học sinh tiên tiến

đừng nên mong cả lớp sẽ đi 100% nha Very Happy Laughing
đầy đứa hok mún đi kia kìa

nhg đĩ nhin là mìn sẽ đi
đi cùng lớp cho dzui
lol!

Admin

Admin
Admin
Admin

Nghe tin là đổi noi tham quan rồi!
Địa điểm mới:Ninh Bình!
Chẳng biết có xác thực không nữa cat

https://myclass8a4.forumvi.com

4Cả lớp chuẩn bị đi tham quan nhé! Empty săx Sat Dec 19, 2009 10:55 pm

luv_jeremy

luv_jeremy
Học sinh tiên tiến
Học sinh tiên tiến

mệt vs cái ông Sơn ngắn tùn lùn ,béo tèo lèo này wá
đi Ninh Bình thì là đụng hàng vs bọn Nhân Chính ah`
hok bít đâu
hok thick thế đâu
ghét ghét ghét ghét ghét
wá wá wá wá wá wá
chắc đó là tin đồn thui
hok chính xác dâu
hi vọng thía
Very Happy
lol!

poogy

poogy
Mod
Mod

Khu di tích đền Hùng là một quần thể kiến trúc thâm nghiêm trên núi Nghĩa Lĩnh. Từ Hà Nội theo quốc lộ số 2 đến thành phố Việt Trì (84km) đi tiếp khoảng 10km đến ngã ba Hàng rẽ về bên trái 3 km là đến khu di tích. Khu di tích lịch sử đền Hùng gồm có đền Hạ và chùa, đền Giếng, đền Trung, đền Thượng, lăng vua Hùng.


Cả lớp chuẩn bị đi tham quan nhé! ER3K1KJVDX_denhung3ca0

Cả lớp chuẩn bị đi tham quan nhé! %C4%90%E1%BB%81n_H%C3%B9ng,_Ph%C3%BA_Th%E1%BB%8D_(1)


Cả lớp chuẩn bị đi tham quan nhé! 090831denhung


06h00: Xe và Hướng dẫn viên đón quý khách tại điểm tập trung, khởi hành đi Đền Hùng
09h00: Tới Đền Hùng, Quý khách tham quan khu di tích lịch sử đền Hùng - nơi mà cách đây hơn 4.000 năm các Vua Hùng đẫ lập nên nhà nước Văn Lang – quốc gia đầu tiên của nước ta trên đất tổ Vĩnh Phú. Và cũng tại đây Quý khách như được sống lại thời của các Vua Hùng với chuyện về nàng công chúa Tiên Dung, sự tích bánh Trưng - bánh Dày…
Vượt qua hơn 200 bậc thang Quý khách sẽ đến Đền Hạ, Đền Trung, Đền Thượng, Lăng Vua Hùng, Đền Giếng…Đứng ở độ cao trên 100m Quý khách có thể chiêm ngưỡng cả một vùng đất rộng của trung tâm Bắc Bộ với ngã ba Hạ, nơi sông Lô chảy vầo Sông Hồng, các dãy núi của hệ núi Tam Đảo và Ba Vì xen lẫn với những cánh đồng tốt tươi, những làng quê trù phú của miền trung du Bắc Bộ.

49 người con theo cha Lạc Long Quân là:
Xích Lang, Quynh Lang, Mật Lang, Thái Lang, Vĩ Lang, Huân Lang, Yên Lang, Tiên Lang, Diên Lang, Tích Lang, Tập Lang, Ngọ Lang, Cấp Lang, Tiếu Lang, Hộ Lang, Thục Lang, Khuyến Lang, Chiêm Lang, Vân Lang, Khương Lang, La Lang, Tuần Lang, Tân Lang, Quyền Lang, Đường Lang, Kiều Lang, Dũng Lang, Aác Lang, Tảo Lang, Liệt Lang, Ưu Lang, Nhiễu Lang, Lý Lang, Châm Lang, Tường Lang, Chóc Lang, Sáp Lang, Cốc Lang, Nhật Lang, Sái Lang, Chiêu Lang, Hoạt Lang, Điển Lang, Thành Lang, Thuận Lang, Tâm Lang, Thái Lang, Triệu Lang, Iích Lang.
50 người con trai theo mẹ Âu Cơ là:
Hương Lang, Kiểm Lang, Thần Lang, Văn Lang, Vũ Lang, Linh Lang, Hắc Lang, Thịnh Lang, Quân Lang, Kiêm Lang, Tế Lang, Mã Lang, Chiến Lang, Khang Lang, Chinh Lang, Đào Lang, Nguyên Lang, Phiên Lang, Xuyến Lang, Yến Lang, Thiếp Lang, Bảo Lang, Chừng Lang, Tài Lang, Triệu Lang, Cố Lang, Lưu Lang, Lô Lang, Quế Lang, Diêm Lang, Huyền Lang, Nhị Lang, Tào Lang, Ngyuệt Lang, Sâm Lang, Lâm Lang, Triều Lang, Quán Lang, Cánh Lang, Ôốc Lang, Lôi Lang, Châu Lang, Việt Lang, Vệ Lang, Mãn Lang, Long Lang, Trình Lang, Tòng Lang, Tuấn Lang, Thanh Lang.
7. Di tích khảo cổ và sử cũ.
Di tích khảo cổ:
Trên địa bàn Vĩnh Phú (tức bộ Văn Lang cũ) phát hiện được trên 70 di chỉ khảo cổ thời Hùng Vương (tính tới 1992). Nếu lấy đền Hùng làm trung tâm quay một vòng bán kính 20 km thì có gần 50 di tích nằm trong vòng đó, phần lớn tập trung ở vùng Lâm Thao cũ và Việt Trì.
Gần 50 di tích đó là: Phùng Nguyên, Gò Mun, Đồi Dung, Gò Ông Kế, Gò Miếu, Ngỏ Đỗ, Nội Gan, Bản Nguyên, Đồng Đường, Chùa Cao, Thành Dền, Đồng Đậu Con, Gò Chiền, Mã Nguội, Liên Minh, Xóm Kiếu, Gò Con Lợn, Gò Mồng, Gò Tro trên, Gò Tro dưới, Đồng Sấu, Gò Tôm, Gò Thế, Gò Gai, Gò Con Cá, Gò Thờ, Gò Ghệ, Đồi Hoàng Long, Mả Nứa, Lê Lợi, Đồi Giàm, Làng Cả, Mã Lao, Núi Voi, Gò Vừng, Gò Dền, Đôn Nhân, Bình Sơn, Đồng Quế, Gò Re, Gò Diễn, Gò Bún, Gò Sanh, Gò Ông Tiễn, Gò Ma Lầy, Thọ Sơn.
Hơn 20 di chỉ phân bố tương đối tản mạn ngoài bán kính nói trên là: Gò Chùa, Gò Trại, Gò Või, Vạn Thắng, Nhà Quỳnh, (huyện Sông Thao); Lũng Hòa, Nghĩa Lập, Đồng Đậu, Đinh Xa, Ma Cả (Vĩnh Lạc); Cự Triền, Tháp Miếu, Núi Ca, (Mê Linh); Hồng Đà, Dậu Dương, Gò Bông, La Phù, Văn Minh, Đoan Thượng, Đào Xá, Gò Cháy, Gò Chè, núi Ngấn (Tam Thanh); Gò Nghành, Suối Trại (Tam Đảo).
Các di tích trên chia làm 4 loại:
Loại Phùng Nguyên trên dưới 400 năm cách đây
Loại Đồng Đậu trên dưới 3.500 năm
Loại Gò Mun trên dưới 3000 năm
Loại Đông Sơn khoảng 2.800 năm đến đầu công nguyên.
Di chỉ nói trên là những địa điểm người Việt cổ cư trú còn để lại trong lòng đất các hiện vật gồm: đồ đá như rìu, đục, cuốc, vòng tay, hoa tai, hạt chuỗi, đọi xe sợi, mũi tên...
Đồ gốm như nồi niêu, bát dĩa, cốc chén, vại lọ, tượng súc vật. Vết tích thức ăn như lúa gạo, hạt qua, xương cá, vỏ ốc trai hến, xương thú rừng và gia súc v.v...
Đặc biệt là theo truyền thuyết cung điện nhà vua ở thôn Việt Trì thì khảo cổ học đã tìm thấy ở di chỉ Làng Cả (khu Mì chính) những hiện vật nói lên sự có mặt của vua quan như mũi tên đồng, rìu chiến trang trí đẹp, giáo đồng, khóa thắt lưng bằng đồng tạc 8 con rùa, thạp, trống, tượng cóc bằng đồng thau.
Sử cũ nói về Vua Hùng:
Sách Trung Quốc: "Ơở thời xưa, Giao Chỉ chưa có quận huyện (tức là chưa có sự đô hộ của phương Bắc - VKB) thì đất đai có ruộng Lạc, ruộng ấy theo nước triều lên xuống mà làm. Dân khẩn ruộng ấy mà ăn nên gọi là dân Lạc. Đặt Lạc Vương, Lạc hầu để làm chủ các quận huyện. Các quận huyện phần nhiều là những Lạc tướng, Lạc tướng thì có ấn đồng giải xanh" (Giao Châu ngoại vực ký - thế kỷ 3-4).
(Đất Giao Chỉ phì nhiêu, nhiều dân cư đến đó, họ là những người đầu tiên khai khẩn, đất đen và bốc hơi mạnh lắm. Bấy giờ những cánh đồng đó gọi là Hùng điền và dân gọi là Hùng dân, có một ông chúa gọi là Hùng Vương. Hùng Vương có các chức viên giúp việc gọi là Hùng hầu. Lãnh thổ đất Hùng thì chia cho các Hùng tướng) (Nam Việt chí thế kỷ 5).
Sách nước ta: "Đến thời Trang vương nhà Chu (696-682) ở bộ Gia Ninh có người lạ dùng ảo thuật áp phục các hộ lạc, tự xưng là Hùng Vương, đóng đô ở thành Văn Lang, hiệu nước là Văn Lang, truyền được 18 đời đều gọi là Hùng Vương" (Đại Việt sử lược - thế kỷ 14).
"Con trai vua gọi là quan Lang, con gái vua gọi là Mị Nương, Quan Hữu ti gọi là Bồ chính, đầy tớ trai và đầy tớ gái gọi là ngưỡng là xảo.
Thời bấy giờ dân ở chân núi làm nghề đánh cá, thường bị giao long làm hại, họ tâu tới vua, vua nói rằng: Loài ở núi và giống ở nước, giống kia ưa đồng loại mà ghét dị loại nên làm hại. Vua liền sai lấy mực xăm vào mình thành hình thủy quái. Từ đấy không có tai nạn giao long làm hại nữa. Hồi quốc sơ đồ dùng còn chưa đủ, dân còn phải lấy vỏ cây làm áo, lấy chim muông tôm cá làm mắm, lấy củ gừng làm muối, đao canh hoa chủng, đất nhiều gạo nếp lấy ống tre mà thổi, gác gỗ làm nhà để tránh hổ lang làm hại "(Lĩnh Nam trích quái, thế kỷ 15).
8. Nước Văn Lang:
Thời đại Hùng Vương tồn tại khoảng 2000 năm trước công nguyên (tính tới nay gọi là 4000 năm văn hiến). Chia làm hai thời kỳ.
* Thời kỳ bộ lạc khoảng từ thế kỷ 10 trước công nguyên trở về trước, ứng với văn hóa Đồng Đậu - Phùng Nguyên.
* Thời kỳ dựng nước Văn Lang khoảng từ thế kỷ 10 trước công nguyên đến giữa thế kỷ 3 trước công nguyên ứng với văn hóa Gò Mun - Đông Sơn.
Nước Văn Lang do 15 bộ lạc hợp thành là: Văn Lang, Giao Chỉ, Việt Thường, Vũ Ninh, Quân Ninh, Gia Ninh, Ninh Hải, Lục Hải, Thanh Tuyền, Cửu Đức, Chu Diên, Tân Xương, Bình Văn, Kê Từ, Bắc Đái (theo VSL).
Cương vực này tương đương Bắc Bộ và Trung bộ ngày nay dân số nước Văn Lang khoảng 1 triệu người.
Mô hình xã hội
- Đứng đầu đất nước là vua Hùng thế lập cha truyền con nối.
- Giúp việc bên cạnh vua có các quan Lạc hầu (gọi là Hồn)
- Lạc tướng là chức quan cai quản một bộ (tức bộ lạc cũ).
- Dưới Lạc tướng là chức Bồ chính đứng đầu các làng, bản.
- Dân gọi là Lạc dân - Lạc dân làm kinh tế gia đình nộp tỷ lệ nhỏ sản phẩm cho Nhà nước. Nghề chính là cấy lúa nước kết hợp với chăn nuôi trâu bò, lợn gà, đánh cá, săn bắn. Ngoài ra còn có các nghề thủ công như làm gốm, chế tác đồ đá, đan lát tre nứa, đan lưới, dệt vải, nấu đúc đồng, rèn sắt, đóng thuyền, sản xuất đồ gỗ, đồ mỹ nghệ v.v... Đã xuất hiện một bộ phận làm nghề buôn bán đổi chác.
- Có một tỷ lệ nhỏ nô tỳ (gọi là xảo xứng thần bộc nữ lệ) phục vụ gia đình quí tộc. Ơở nước ta không thiết lập chế độ chiếm hữu nô lệ, đại đa số dân trong nước là dân tự do tức Lạc dân. Quan hệ giữa Vua Hùng và Lạc dân rất gần gũi "cùng cày ruộng, cùng tắm sông, cùng săn bắn, cùng xem hội" sử cũ gọi là "đời hồn nhiên" (Lĩnh Nam chích quái thế kỷ 15).
Đời sống vật chất
- Ăn: Lương thực chủ yếu là gạo tẻ nấu cơm, bữa ăn có thịt, cá, cua, lươn, ốc, ếch, rau, dưa, cà, kiệu. Gia vị dùng hành, tỏi, gừng, riềng, nghệ, ớt và nhiều loại rau thơm. Đã biết làm nhiều loại bánh kẹo, quốc tục là bánh dày, bánh chưng. Rượu dùng cúng lễ, cưới xin, tiệc ngọc, đãi khách.
- Ơở: Kiểu nhà sàn là chủ yếu. Cung điện lầu của các vua cũng làm theo lối gác sàn.
- Mặc: vải còn hiếm. Ngày thường nữ mặc váy ngắn và yếm che ngực, nam đóng khố cởi trần. Ngày hội nữ mặc áo và váy dài, nam mặc áo và quần dài, đầu chít khăn cài lông chim, tay đeo vòng, cổ đeo hạt chuỗi, tai đeo hoa.
Đời sống tinh thần:
Tín ngưỡng trời đất, núi sông, thần lúa, tổ tiên, linh hồn người qua đời và các vật thiêng khác.
Cư dân thích trang trí nhà cửa đồ dùng, thích đồ trang sức, rất yêu văn nghệ ca hát nhảy múa. Nhạc cụ có sáo, nhị, kèn, trống, chiêng, cồng, mõ, đàn bầu. Ca dao tục ngữ và truyện kể đã phát triển.
Về quốc phòng
Lực lượng quân sự có quân thường trực và quân hương dũng (dân binh) vũ khí có gậy, tay thước, giáo, lao, nỏ, rìu chiến, dao găm. Hành quân đi bộ hoặc đi thuyền, các vị tướng cưỡi ngựa hoặc voi. Trường huấn luyện quân sĩ đặt ở Cẩm Đội.
Về ngoại giao:
Phương lược ngoại giao của các vua Hùng là mềm dẻo thân thiện và bảo vệ chủ quyền. Đời Chu Thành Vương, vua sai đem biếu con chim trĩ trắng, vua Chu biếu lại cổ xe chỉ Nam - Song đã cự tuyệt gay gắt và chuẩn bị đối phó khi Việt Vương Câu Tiển muốn ép làm chư hầu.
Kinh đô Văn Lang:
Triều Hùng Vương đóng đô ở thành Văn Lang (nay là Việt Trì, Phong Châu). Tập truyền rằng.
- Cung điện nhà vua dựng ở Gò Làng Cả thôn Việt Trì (khu Mì chính).
- Tháp Lọng là nơi các Lạc hầu ở.
- Cẩm Đội (Thụy Vân) đặt trường huấn luyện quân sĩ.
- Nông Trang là nơi đặt kho thóc của nhà vua.
- Chợ Lú là chợ mua bán lúa gạo.
- Đồng Lú Minh Nông là xứ đồng vua dạy dân cấy lúa nước.
- Gò Tiên Cát là nơi dựng lầu kén chồng cho các công chúa.
- Xứ đồng Hương Trầm hoàng tử Lang Liêu trồng lúa nếp thơm, làm bánh dày, bánh chưng.
- Lầu Thượng, Lầu Hạ là khu lầu các vợ con vua ở.
- Thậm Thình là tiếng tượng thanh nhắc lại làng đó có lần giã gạo mấy ngày đêm, dâng vua.
9. Biển hoành câu đối ở đền hùng.
Lăng:
Hùng Vương Lăng - Dịch Lăng Vua Hùng
Biểu Chính - Dịch: Lăng Chính
1. Duật duật hoàng hoàng phối thiên kỳ trạch đế nhi tổ.
Thông thông uất uất đắc địa chi linh sơn diệc hùng
Dịch: Đẹp đẹp tươi tươi sánh ơn lớn của trời, vua còn là tổ.
Xanh xanh, tốt tốt được khí thiêng của đất, núi cũng rất hùng
2. Duy Tổ quốc tinh thần, nhất thập bát truyền căn bản địa.
Khảo dư đồ danh thắng, kỷ thiên cổ tải đế vương lăng.
Dịch: Vì tinh thần Tổ quốc, qua mười tám đời truyền đất này là căn bản.
Khảo danh thắng nước nhà, sau mấy nghìn năm lẽ nơi đây còn lăng vua.
3. Lăng tẩm tự năm nào, núi Tản sông Đà non nước vẫn quay về Đất Tổ.
Văn minh đương buổi mới, con Hồng cháu Lạc giống nòi còn biết nhớ Mồ ông.
Đền Thượng
Triệu cơ vương tích - Dịch: Vết tích vua trên nền đầu tiên
Quyết sơ sinh dân - Dịch: Dân buổi ban đầu
Tử tôn bảo chi - Dịch: Con cháu phải giữ gìn lấy
Nam Việt triệu tổ - Dịch: Tổ muôn đời của nước Việt Nam.
1. Thần thánh khải viêm bang chí kim, địa bất cải tịch dân bất cải tụ
Huân lao phụng thánh miếu thị vị, mộc chi hữu bản thủy hữu nguyên.
Dịch: Thần thánh mở cơ đồ, đến nay đất vẫn thế dân vẫn thế.
Công huân thờ đền miếu, đó là cây có gốc nước có nguồn
2. Hồng lạc cố cơ tồn điệp chướng tầng loan quần thủy hợp.
Đế Vương linh khí tại, hào phong nộ vũ nhất sơn cao.
Dịch: Cung cũ Hồng Lạc còn đây, trùng điệp núi đồi nhiều dòng sông hợp lại
Khí thiêng Đế vương vẫn đó, thét gào mưa gió một ngọn núi đứng cao.
3. Thử địa thử sơn Nam quốc kỷ
Ngô vương ngô tô Bắc thần tôn.
Dịch: Đất này núi này bờ cõi nước Nam
Vua ta, tổ ta, phương Bắc nể vì
4. Thông thông uất uất, trung hữu lăng yên tẩm yên, long phục tiên mẫu chi linh tính, hữu ngã hậu nhân võng khuyết.
Cổ cổ kim kim, thử sơn dã thủy, dã thánh tổ thần tông chi sáng tạo, y hi tiền vương bất vong.
Dịch: Trong cây cỏ tốt xanh vẫn có miếu có lăng, hồn thiêng cha mẹ rồng tiên phù hộ đời sau không thiết sót.
Suốt thời gian dài dặc thấy kìa sông kìa núi, công đức tổ tiên thần thánh, nhớ ơn vua nước chằng hề quên.
5. Con cháu còn, tôn tổ vẫn còn, nòi giống nhà ta sinh sản mãi.
- Nắng mưa thế, miếu lăng vẫn thế, non sông đất nước vững bền lâu.
6. Con cháu ba kỳ thăm mộ Tổ.
Non sông muôn thuở rạng nòi Tiên
Đền Trung
Triệu Tổ Nam bang - Dịch: Tổ muôn đời của nước Nam
Hùng Vương tổ miếu - Dịch: Miều thờ tổ Hùng Vương
Hùng Vương linh tích - Dịch: Vết tích linh thiêng của Vua Hùng
Vấn lai dĩ sự tu vi sử
Tế nhận như đồ dục mệnh thi
Dịch: Hỏi lại việc xưa nên chép sử
Ngắm xem phong cảnh muốn đề thơ.
(câu đối của chúa Trịnh Tùng)
Đền Giếng
Sơn thủy kim ngọc - Dịch: Núi sông quý báu như vàng ngọc.
Âẩm hà tư nguyên - Dịch: Uống nước nhớ nguồn
1. Hoàng gia diễn xuất long tiến phái
Đế quốc đoan môn tỉ muội hoa
Dịch: Dòng dõi Rồng tiên nơi quý phái
Nhành hoa em chị cửa nhà vua
2. Hùng triều lăng tẩm hoàng đô tại
Nam quốc thần tiên đế nữ tôn
Dịch: Triều Hùng lăng tẩm kinh đô tại đây
Nước Việt có các vị tiên nữ được tôn kính.
3. Hoàng gia tỷ muội, nữ sử độc khai thiên giai
Triệu Âẩn, Trưng Vương, thần tiên họp truyện.
- Đế tử lâu dài Hùng phong cao đối chữ, dữ Tản Viên Dạ Trạch hương hỏa vĩnh niên.
Dịch: Chị em chỗ Hoàng gia mở ra nữ sử đầu tiên cùng bà Triệu bà Trưng thần thiên một truyện
- Lâu dài nơi đế tử nhìn núi Hùng cao ngất với Tản Viên Dạ Trạch, hương lửa nghìn thu
4. Thập bát truyền vi quân vi vương, trùng xuất tiên nga duy mạt tạo.
- Ngũ thập tử quy sơn quy hải, biệt trung thần nữ thiệu anh phong.
Dịch: Mười tám đời truyền làm quân làm vương, hai vị tiên nga cuối dòng họ.
- Năm mươi con lên núi xuống biển, một nàmg thần nữ nối ngôi cha.
Cổng đền
Cao sơn cảnh hành - Dịch: Núi cao đường lớn
Thác thủy khai cơ tứ cố sơn hà quy bản tịch
Đăng cao vọng viễn quần phong la liệt tự nhi tôn
Dịch: Mở lối đắp nền bốn mặt non sông quy một mối
Lên cao nhìn rộng nghìn trùng đồi núi tựa đàn con
10. Lễ hội đền Hùng thời phong kiến
Lễ hội là một hình thức tín ngưỡng và sinh hoạt văn hóa dân gian của một cộng đồng người có cuộc sống định cư bền vững.
Khác hẳn với lễ hội của làng xã chỉ tiến hành với dân cư trong làng xã, lễ hội Đền Hùng được tiến hành với sự tham gia của nhân dân cả nước. Nhưng về chủ thể việc cúng giỗ vua Hùng do 3 cấp tiến hành: của Nhà nước phong kiến, của các làng xã sở tại và của từng người. Nhà nước phong kiến tiến hành lễ tế (quốc tế) vào ngày 12-3 âm lịch là ngày giỗ Vua Hùng thứ nhất (Kinh Dương Vương). Lệ này cứ 5 năm một lần vào năm chẵn (ví dụ 1900 - 1905) gọi là hội chính. Năm ấy, ngay từ tháng giêng, người ta đã treo lá cờ thần trên đỉnh núi Nỏn báo cho đồng bào xa gần biết. Phẩm vật tế lễ do dân Trung Nghĩa (Hy Cương - Chu Hóa) phải lo, gọi là dân Trưởng tạo lệ. Vì là dân sở tại nên triều đình giao cho nhiệm vụ trông nom đền miếu và phục vụ ngày giỗ Tổ. Bù lại, Nhà nước miễn cho khoản sưu thuế phu phen. Ngoài ra còn được cấp thêm chi phí lấy từ thuế điền thổ của hạt Sơn Hưng Tuyên. Sau khi đã tiến hành quốc tế thì đến lượt các làng xã xung quanh Đền Hùng tế lễ. Đó là những nơi thờ vua Hùng và vợ con của các vua. Chính các cuộc hành lễ của lành xã mới tạo nên sự xúc động tâm linh mạnh mẽ hướng về cội nguồn. Có khoảng 40 làng rước kiệu từ đình làng mình tới chầu, tất cả đều được đặt ở chân núi để chấm giải. Kiệu nào nhất thì lần sau được rước lên đền Thượng. Kiệu rước lên kỳ này đã chiếm giải nhất kỳ trước. Được thay mặt cả đoàn kiệu đứng tế Tổ rước lên đền Thượng rất vinh dự. Đây là một hoạt động tín ngưỡng rất tôn nghiêm và vui vẻ. Một đám rước như vậy tổ chức hết sức công phu, gồm 3 cỗ kiệu đi liền nhau. Kiệu được sơn son thiếp vàng đục chạm rất tinh vi. Thân kiệu là 2 con rồng dài gần 4m do 16 người khiêng. Cỗ đi đầu bầy hương hoa, đèn nến, trầu cau, bình nước và nậm rượu. Cỗ thứ hai rước nhang án bài vị thánh, có lọng che. Cỗ thứ ba rước bánh dày, bánh chưng (hoặc xôi), thủ lợi luộc (hoặc cả con). Đi trước nhất là viên quan dịch loa cầm loa quả bầu báo cho nhân dân hai bên đường và khách bộ hành biết có kiệu sắp tới để họ nghênh xem hoặc thu xếp dọn dẹp những gì trở ngại khiếm nhã. Thứ ba đến là phường chèo dóng đường. Tiếp theo là chiêng trống nện theo nhịp "Tùng boong" hoặc "tùng tùng boong boong". Dịch loa, phường chèo và chiêng trống có thể xem là một ê kíp tiền trạm. Ê kíp chính của đám rước gồm người vác lá cờ thần dẫn đầu 8 người vác cờ đuôi nheo, 8 người các bát bửu. Ông chủ tế mặc áo hoàng bào thụng kiểu nhà vua đi trước, các quan viên chức sắc chia nhau hộ giá trước và sau kiệu. Riêng kiệu nhang án có phường bát âm tấu nhạc hầu thánh đi hai bên. Trừ phường bát âm mặc thường phục cổ điển (quần trắng áo the khăn xếp) còn các quan viên rước kiệu đều ăn mặc phỏng theo lối quan văn võ trong triều.
Cũng nằm trong lễ thức tại đền Hùng còn có tiết mục hát Xoan. Hát Xoan xưa gọi là hát Xuân, vì kiêng tên bà Lê Thị Lan Xuân vợ vua Lý Thần Tông người Hương Nộn (Tam Thanh) nên gọi chệch là hát Xoan. Bà là người yêu thích hát Xoan, đã có công giúp phường hát xoan hoạt động. Điệu múa hát này vốn lưu hành ở ngã ba sông Hồng, Lô, Đà từ thời Hùng Vương, đến triều Lý được các bà hoàng hậu công chúa ưa thích, đặc biệt là bà Lan Xuân cho sưu tầm tổ chức thành điệu hát lễ ở một số đình đền thờ Vua Hùng. Đêm hát Xoan kéo dài từ chập tối đến sáng, trình diễn một bài bản có 3 phần: năm đoạn lề lối; 14 đoạn quả cách và 8 đoạn nam nữ đối đáp. Đội Xoan có 6 năm 12 nữ trẻ đẹp hát bằng nhiều giọng hát khác nhau, có lúc dùng điệu bộ chân tay, có lúc múa nhảy, kèm theo trống phách đưa đệm.
Trên đây là miêu tả sơ bộ phần lễ, có thể xem là hạt nhân của hội. Hành động Hội là một tổng thể nhiều khía cạnh gây nên hưng phấn cho người có mặt bao gồm lễ thức, trò chơi, văn nghệ, mua bán hàng hóa, ăn uống và kể cả con người (con người góp vào đấy bộ mặt tươi tỉnh, áo quần diện đẹp và sự đông đúc, ồn ào). Dân địa phương bán hoa quả, quà bánh, cơm phở, nước sôi gần như phục vụ chính, chỉ tính một chút công làm lãi. Tối đến, ít người về nhà dù ở gần, tục lệ là ngủ lại. Bởi vậy họ đi chơi cho mệt rã rời rồi tiện đâu ngủ đấy. Giữa bầu không khí cởi mở ấy là hàng loạt trò chơi, văn nghệ biểu diễn ngày cũng như đêm, tự do thưởng thức không mất tiền. Ban khánh tiết chỉ cần treo lên ít giải thưởng làm vui là các làng xã tự đem đến gà chọi, bịt mắt bắt dê, kéo co, bắn nỏ thi, kéo lửa nấu cơm thi, ném còn, đấu vật, cờ người. Cờ người dùng người thật làm quân, từ tướng sĩ, tượng, xe, pháo, mả đến tốt đều là các cô thanh nữ xinh đẹp. Lứa tuổi thanh niên túm tụm nhau trên các ngọn đồi trổ tài hát ví, hát trống quân, sa mạc, cò lả... các cụ già lại thích nghe nghệ sĩ dân gian hát xẫm, kéo nhị, hồ. Nghe xong thưởng ít tiền.
Ban đêm bao giờ cũng có hát chèo tuồng ở các bãi rộng. Phường chèo tuồng đón ở các rạp về hoặc tự họ xin đến. Cũng có cả các đoàn nghiệp dư của làng xã đến trổ tài ở Hội. Tất cả các đoàn đó được ban khánh tiết cho ăn cơm cá thịt và ít tiền lộ phí, biểu diễn cho toàn dân xem không bán vé. Nói chung đi tới Hội là không khí cởi mở thân thương tha thiết nghĩa tình.
Không có những trò chơi, những tiết mục văn nghệ lố lăng ầm ĩ trái với bầu không khí trang nghiêm, sâu lắng hướng thượng.
Lễ hội đền Hùng xưa kéo dài từ mồng 7, mồng 8 tới 16,17 tháng ba âm lịch. Kể từ năm 1922 Đền Hùng được xây dựng quy mô như hiện có, nhà Nguyễn quyết định lấy ngày 10-3 triều đình tế lễ, sau đó để làng xã tế lễ. Bởi vậy cách đây khoảng 30 năm, một nhà thơ dân gian người Phú Thọ làm bài ca đăng báo địa phương có câu:
Dù ai đi ngược về xuôi
Nhớ ngày giỗ Tổ mồng mười tháng ba
Câu ca dao này diễn ra đúng tâm lý nên trở thành cố định trong lòng mỗi người Việt Nam từ Bắc chí Nam, tưởng như tự ngàn xưa để lại.
11.Niên biểu thời dựng nước
- 2070 triệu năm trước: Thành tạo núi Nghĩa Lĩnh
- 50 triệu năm trước: Kiến tạo các sông Hồng, Lô, Đà với những đồi núi, đồng bằng, đầm hồ, xuất lộ bộ mặt địa hình Vĩnh Phú, trong đó có dãy đồi 99 con coi chầu về đất Tổ.
- Khoảng 1,5 vạn năm cách đây các dải đồi hai bên bờ sông Thao có mấy chục thị tộc người nguyên thủy cư trú. Họ là chủ nhân nền văn hóa hậu kỳ đồ đá cũ Sơn Vi.
- Trên một vạn năm đến 8000 năm cách dãy biển tiến sau băng hà Vuyếc-mơ, tràn vào ngập toàn bộ đồng đằng và vùng thấp ven đồi núi. Người nguyên thủy Sơn Vi tạm lánh lên vùng núi Hòa Bình - Bắc Sơn.
- Khoảng 6000 năm cách đây nước biển rút khỏi đồng bằng. Sau đó trải hàng ngàn năm mưa lũ thau chua rửa mặn và phù sa màu mỡ các con sông bồi đắp làm hồi sinh thảm thực vật. Quần thể động vật như chim thú, cá tôm nhuyễn thể trở nên sầm uất, tạo nên môi trường sống hết sức thuận lợi cho con người.
- Khoảng 2000 năm trước công nguyên có 15 bộ lạc Việt cổ sinh sống trên đồng bằng và trung du Bắc bộ. Trong số này bộ lạc Văn Lang của thủ lĩnh họ Hùng nhờ địa lợi tuyệt đối của vùng ngã ba sông Hồng, Lô, Đà trở nên lớn mạnh.
- Khoảng hơn 1000 năm trước công nguyên, thủ lĩnh Văn Lang đứng lên thành lập nước Văn Lang gồm 15 bộ lạc. Ông được suy tôn là Hùng Vương.
- Năm 258 trước công nguyên Vua Hùng thứ 18 nhường ngôi cho cháu họ xa là Thục Phán.
- Năm 179 trước công nguyên An Dương Vương đánh bại cuộc xâm lược của Triệu Đà - Đà lập kế cho con trai sang ở rể lấy cắp nỏ thần. Tướng Đinh Công Tuấn can ngăn An Dương Vương không được bèn cáo quan về quê lập sẵn đồn ải ở Aá Nguyên để chống Triệu Đà. Bên kia sông Hồng các tướng họ Hà cũng lập đồn ở Bì Châu. Nghĩa quân chống Triệu được một thời gian.
- Năm 111 trước công nguyên nhà Hán tiêu diệt nhà Triệu cướp nước Nam Việt.
Thừa tướng Triệu là Lữ Gia bỏ kinh Phiên Ngung sang liên lạc với các thổ bào bộ Văn Lang lập căn cứ ở Long Động Sơn (Lập Thạch) chống nhà Hán được mười năm.
- Năm 40 Hai Bà Trưng cháu Vua Hùng dấy nghĩa binh đánh đuổi thái thú Tô Định nhà Hán. Hai bà lên đền làm lễ tế cờ khấn rằng:
Một xin rửa sạch nước thù.
Hai xin nối lại nghiệp xưa họ Hùng.

nguồn : sưu tầm nhiều nguồn

ridethewind722

ridethewind722
Admin
Admin

Đền Hùng vào ngày hội

Cả lớp chuẩn bị đi tham quan nhé! 150_8_Den%20Hung

Trường mình mà đi chen chúc thế này chắc chết mất. Nhưng cứ đi thôi cho nó vui.

Have fun!

ridethewind722

ridethewind722
Admin
Admin

Nếu mà du lịch ở Ninh Bình thì, nè, một số nơi du lịch ở đó:

Du lịch Văn hóa - Lịch sử
Khu di tích lịch sử văn hoá Cố đô Hoa Lư được công nhận là di tích đặc biệt quan trọng quốc gia với 47 di tích trong đó nổi bật là: Đền thờ vua Đinh Tiên Hoàng, lăng mộ vua Đinh, đền thờ và lăng mộ vua Lê Đại Hành, nhà bia tưởng niệm vua Lý Thái Tổ, đền thờ Công chúa Phất Kim, miếu thờ Công chúa Phù Dung, đền Trần Quý Minh, phủ Khống, phủ Đột, động Hoa Sơn, động Hoa Lư, núi Mã Yên, bia Câu Dền, sông Sào Khê, đền Vực Vông, phủ Đông Vương, phủ Kính Thiên, sông Hoàng Long .v.v.
Khu văn hóa tâm linh núi chùa Bái Đính với chùa Bái Đính cổ (có đền thánh Nguyễn Minh Không, các hang động thờ Mẫu, thờ Phật, thờ Thần Cao Sơn…) và khu chùa Bái Đính mới với 5 toà lớn dọc theo sườn núi.
Quần thể nhà thờ Phát Diệm với 9 nhà thờ có kiến trúc độc đáo kết hợp hài hoà giữa truyền thống và hiện đại, là kỳ quan thiên chúa giáo hấp dẫn ở Ninh Bình.
Các di tích văn hóa khác: phòng tuyến Tam Điệp, đồn Gián Khẩu, các đền thờ: Trương Hán Siêu, Nguyễn Công Trứ, Triệu Quang Phục, Lý Quốc Sư, đền Thái Vi, cửa Thần Phù, Cố Viên Lầu, v.v.
Di tích lịch sử cách mạng: Khu căn cứ cách mạng Quỳnh Lưu, núi Non Nước, di tích chiến dịch Hà Nam Ninh .v.v.
Di tích tâm linh nho giáo: chùa Bích Động, chùa Nhất Trụ, chùa Đồng Đắc, chùa Địch Lộng, chùa Bàn Long, chùa Bái Đính, chùa Ngần Xuyên, chùa Non Nước v.v.

Du lịch Sinh thái - Cảnh quan
Khu du lịch vườn quốc gia Cúc Phương với các loại hình: sinh thái, môi trường; nghiên cứu khoa học, đa dạng sinh học, khảo cổ học; du lịch thể thao, mạo hiểm; đêm lửa trại và tìm hiểu văn hoá Mường.
Khu bảo tồn thiên nhiên Vân Long với loại hình du lịch trên đầm sinh thái, cảnh quan ngập nước.
Khu du lịch sinh thái hang động Tràng An với loại hình du lịch tổng hợp hang động, sông suối, rừng cây và các di tích lịch sử.
Khu du lịch Tam Cốc - Bích Động với nhiều tuyến du thuyền trên sông và các điểm hang động, di tích lịch sử.
Khu dự trữ sinh quyển đồng bằng sông Hồng với du lịch sinh thái đồng quê và cảnh quan phù sa cửa sông - ven biển.
Các ngọn núi, hang động đẹp: núi Ngọc Mỹ Nhân, núi Non Nước, núi Kỳ Lân, động Địch Lộng, động Vân Trình, động Mã Tiên, động Bích Động, động Tam Giao, động Thiên Tôn, động Tiên, hang Sinh Dược là những điểm du lịch với thời gian tham quan ngắn.
Các hồ nước tự nhiên: hồ Kỳ Lân, hồ Đồng Chương, hồ Yên Quang với loại hình du lịch nghỉ dưỡng, cuối tuần; hồ Yên Thắng, hồ Đồng Thái còn có thêm loại hình du lịch thể thao.

Dịch vụ du lịch - Giải trí
Thành phố Ninh Bình là nơi có nhiều địa chỉ mua sắm như: Siêu Thị Đông Nam Á (phường Nam Thành); Siêu Thị Hapro Mart Ninh Bình (số 1, đường Lương Văn Thăng); Siêu thị Kiên Anh (đường Trần Hưng Đạo); Chợ Rồng Ninh Bình (đường Vân Giang) và Một số địa chỉ mua sắm khác. Địa chỉ Khách sạn, các khu giải trí, Resort Ninh Bình: Club Number One City (phố Phúc Trì, Tp Ninh Bình), Trung tâm giải trí Newstar (Khu đô thị mới Tân An), Khu tắm ngâm nước khoáng Cúc Phương, Massage Kinh Đô, Massage Hương Trà, Khu nghỉ dưỡng tắm ngâm nước khoáng Kênh Gà, Làng Du Lịch Quốc Tế Vạn Xuân, Trung tâm thương mại Ninh Bình, trung tâm giải trí Tràng An, làng quần thể du lịch Ninh Bình, sân Golf 54 lỗ hồ Yên Thắng, khu resort Vân Long .v.v. Các công viên lớn ở Ninh Bình gồm công viên núi Non Nước, hồ Kỳ Lân, công viên sông Vân và công viên hồ Đồng Chương.

Di tích, danh thắng cấp quốc gia
Núi Non Nước - Thanh Bình - Tp Ninh Bình
Núi Cánh Diều - Bích Đào - Tp Ninh Bình
Chùa Đẩu Long - Tân Thành - Tp Ninh Bình
Động Thiên Tôn - Thiên Tôn - Hoa Lư
Khu vực núi đá Trường Yên và đền Đinh - Lê
Hang Muối - xã Trường Yên - huyện Hoa Lư
Hang Quàn - xã Trường Yên - huyện Hoa Lư
Núi Chùa Am - xã Trường Yên - huyện Hoa Lư
Chùa Trung Trữ - xã Ninh Giang - Hoa Lư
Đền Cả La Mai - xã Ninh Giang - Hoa Lư
Chùa Phong Phú - xã Ninh Giang - Hoa Lư
Đền Đông Hội - xã Ninh An - Hoa Lư
Nhà thờ họ Đào - xã Ninh An - Hoa Lư
Tam Cốc - xã Ninh Hải - huyện Hoa Lư
Đền Thái Vi - xã Ninh Hải - Hoa Lư
Động và chùa Bích Động - Ninh Hải - Hoa Lư
Đền Kê Thượng, Kê Hạ, Miếu Sơn - Ninh Vân - Hoa Lư
Chùa và động Bàn Long - Ninh Xuân - huyện Hoa Lư
Chùa và động Hoa Sơn - xã Ninh Hoà - huyện Hoa Lư
Chùa A Nậu - phường Ninh Khánh - Tp Ninh Bình
Đình Ngô Khê Hạ - xã Ninh Hoà - huyện Hoa Lư
Chùa Nhất Trụ - xã Trường Yên - huyện Hoa Lư
Động Am Tiên - xã Trường Yên - huyện Hoa Lư
Đình Yên Trạch - xã Trường Yên - huyện Hoa Lư
Chùa Ngần - xã Trường Yên - huyện Hoa Lư
Phủ Đông Vương - xã Trường Yên - huyện Hoa Lư
Phủ Kính Thiên - xã Trường Yên - huyện Hoa Lư
Đền thờ Thục Tiết công chúa - Trường Yên - Hoa Lư
Bia Cửa Đông - xã Trường Yên - huyện Hoa Lư
Lăng vua Đinh và lăng vua Lê - Trường Yên - Hoa Lư
Đền Thánh Nguyễn - Gia Tiến, Gia Thắng - Gia Viễn
Chùa và động Địch Lộng - Gia Thanh - Gia Viễn
Đền thờ vua Đinh Tiên Hoàng - Gia Phương - Gia Viễn
Động Hoa Lư - xã Gia Hưng - huyện Gia Viễn
Núi chùa Bái Đính - xã Gia Sinh - huyện Gia Viễn
Đình Trùng Hạ - xã Gia Tân - huyện Gia Viễn
Đình Trùng Thượng - xã Gia Tân - huyện Gia Viễn
Chùa Lỗi Sơn - xã Gia Phong - huyện Gia Viễn Chùa Lạc Khoái - Gia Lạc - Gia Viễn
Nhà thờ và mộ Nguyễn Bặc - Gia Phương - Gia Viễn
Nhà thờ Đinh Huy Đạo - xã Gia Phong - huyện Gia Viễn
Khu vực núi Kiếm Lĩnh - xã Gia Tiến - huyện Gia Viễn
Đình Vân Thị - xã Gia Tân - huyện Gia Viễn
Những địa điểm của khu căn cứ cách mạng Quỳnh Lưu
Dốc Giang - xã Phú Long - huyện Nho Quan
Thung Lóng - xã Phú Long - huyện Nho Quan
Khu Trũng, Đồng Báng - xã Sơn Lai - huyện Nho Quan
Đền Sầy - xã Sơn Thành - huyện Nho Quan
Đình Mỹ Hạ - xã Gia Thuỷ - huyện Nho Quan
Đình ác - xã Sơn Thành - huyện Nho Quan
Phòng tuyến Tam Điệp - Tam Điệp
Đền Năn - xã Yên Thắng - huyện Yên Mô
Đền Bình Hải - xã Yên Nhân - huyện Yên Mô
Nhà thờ Vũ Phạm Khải, đền họ Vũ - Yên Mạc - Yên Mô
Đền thờ Ninh Tốn - xã Yên Mỹ - huyện Yên Mô
Đền, chùa Khương Dụ - xã Yên Phong - huyện Yên Mô
Đền Quảng Phúc - xã Yên Phong - huyện Yên Mô
Đền La - xã Yên Thành - huyện Yên Mô
Chùa Tháp - xã Khánh Thịnh - huyện Yên Mô
Đình Phù Sa - xã Yên Lâm - huyện Yên Mô
Đền Trung Lận Khê - xã Khánh Thượng - Yên Mô
Đền thờ Thái Phó - Lê Niệm - Yên Mạc - Yên Mô
Nhà thờ và mộ Vũ Duy Thanh - Khánh Hải - Yên Khánh
Đền Văn Giáp - xã Khánh An - huyện Yên Khánh
Đền Thượng và chùa Phúc Long - Khánh Phú - Yên Khánh
Đình thôn Đỗ - xã Khánh Nhạc - huyện Yên Khánh
Đền chùa thôn Năm - xã Khánh Tiên - huyện Yên Khánh
Chùa Dầu - xã Khánh Hoà - huyện Yên Khánh
Đền Kiến Ốc - xã Khánh Trung - huyện Yên Khánh
Đền Tiên Viên, chùa Kim Rong - Khánh Lợi - Yên Khánh
Chùa Phúc Nhạc - xã Khánh Nhạc - huyện Yên Khánh
Đền Tam Thánh và chùa Yên Lữ - Khánh An - Yên Khánh
Đền thờ Nguyễn Công Trứ - Quang Thiện - Kim Sơn
Nhà thờ đá Phát Diệm - Lưu Phương - Kim Sơn
Đình Thượng Kiệm - xã Thượng Kiệm - Kim Sơn
Đền Chất Thành - xã Chất Bình - Kim Sơn
Đình Vân Thị- xã Gia Tân- huyện Gia Viễn

Cả lớp chuẩn bị đi tham quan nhé! 1238580072656_baidinhchualon
Chùa Bái Đính

Cả lớp chuẩn bị đi tham quan nhé! Right
Rừng Cúc Phương

Cả lớp chuẩn bị đi tham quan nhé! Picture
Tam Cốc

luv_dbsk_cass

luv_dbsk_cass
Học sinh tiên tiến
Học sinh tiên tiến

ninh bình đy rùi
ở đóa phong cảnh rất đẹp rất thik hợp choa nh~ ai mún pose ảnh

Khách vi

avatar
Khách viếng thăm

poogy đã viết:Khu di tích đền Hùng là một quần thể kiến trúc thâm nghiêm trên núi Nghĩa Lĩnh. Từ Hà Nội theo quốc lộ số 2 đến thành phố Việt Trì (84km) đi tiếp khoảng 10km đến ngã ba Hàng rẽ về bên trái 3 km là đến khu di tích. Khu di tích lịch sử đền Hùng gồm có đền Hạ và chùa, đền Giếng, đền Trung, đền Thượng, lăng vua Hùng.


Cả lớp chuẩn bị đi tham quan nhé! ER3K1KJVDX_denhung3ca0

Cả lớp chuẩn bị đi tham quan nhé! %C4%90%E1%BB%81n_H%C3%B9ng,_Ph%C3%BA_Th%E1%BB%8D_(1)


Cả lớp chuẩn bị đi tham quan nhé! 090831denhung


06h00: Xe và Hướng dẫn viên đón quý khách tại điểm tập trung, khởi hành đi Đền Hùng
09h00: Tới Đền Hùng, Quý khách tham quan khu di tích lịch sử đền Hùng - nơi mà cách đây hơn 4.000 năm các Vua Hùng đẫ lập nên nhà nước Văn Lang – quốc gia đầu tiên của nước ta trên đất tổ Vĩnh Phú. Và cũng tại đây Quý khách như được sống lại thời của các Vua Hùng với chuyện về nàng công chúa Tiên Dung, sự tích bánh Trưng - bánh Dày…
Vượt qua hơn 200 bậc thang Quý khách sẽ đến Đền Hạ, Đền Trung, Đền Thượng, Lăng Vua Hùng, Đền Giếng…Đứng ở độ cao trên 100m Quý khách có thể chiêm ngưỡng cả một vùng đất rộng của trung tâm Bắc Bộ với ngã ba Hạ, nơi sông Lô chảy vầo Sông Hồng, các dãy núi của hệ núi Tam Đảo và Ba Vì xen lẫn với những cánh đồng tốt tươi, những làng quê trù phú của miền trung du Bắc Bộ.

49 người con theo cha Lạc Long Quân là:
Xích Lang, Quynh Lang, Mật Lang, Thái Lang, Vĩ Lang, Huân Lang, Yên Lang, Tiên Lang, Diên Lang, Tích Lang, Tập Lang, Ngọ Lang, Cấp Lang, Tiếu Lang, Hộ Lang, Thục Lang, Khuyến Lang, Chiêm Lang, Vân Lang, Khương Lang, La Lang, Tuần Lang, Tân Lang, Quyền Lang, Đường Lang, Kiều Lang, Dũng Lang, Aác Lang, Tảo Lang, Liệt Lang, Ưu Lang, Nhiễu Lang, Lý Lang, Châm Lang, Tường Lang, Chóc Lang, Sáp Lang, Cốc Lang, Nhật Lang, Sái Lang, Chiêu Lang, Hoạt Lang, Điển Lang, Thành Lang, Thuận Lang, Tâm Lang, Thái Lang, Triệu Lang, Iích Lang.
50 người con trai theo mẹ Âu Cơ là:
Hương Lang, Kiểm Lang, Thần Lang, Văn Lang, Vũ Lang, Linh Lang, Hắc Lang, Thịnh Lang, Quân Lang, Kiêm Lang, Tế Lang, Mã Lang, Chiến Lang, Khang Lang, Chinh Lang, Đào Lang, Nguyên Lang, Phiên Lang, Xuyến Lang, Yến Lang, Thiếp Lang, Bảo Lang, Chừng Lang, Tài Lang, Triệu Lang, Cố Lang, Lưu Lang, Lô Lang, Quế Lang, Diêm Lang, Huyền Lang, Nhị Lang, Tào Lang, Ngyuệt Lang, Sâm Lang, Lâm Lang, Triều Lang, Quán Lang, Cánh Lang, Ôốc Lang, Lôi Lang, Châu Lang, Việt Lang, Vệ Lang, Mãn Lang, Long Lang, Trình Lang, Tòng Lang, Tuấn Lang, Thanh Lang.
7. Di tích khảo cổ và sử cũ.
Di tích khảo cổ:
Trên địa bàn Vĩnh Phú (tức bộ Văn Lang cũ) phát hiện được trên 70 di chỉ khảo cổ thời Hùng Vương (tính tới 1992). Nếu lấy đền Hùng làm trung tâm quay một vòng bán kính 20 km thì có gần 50 di tích nằm trong vòng đó, phần lớn tập trung ở vùng Lâm Thao cũ và Việt Trì.
Gần 50 di tích đó là: Phùng Nguyên, Gò Mun, Đồi Dung, Gò Ông Kế, Gò Miếu, Ngỏ Đỗ, Nội Gan, Bản Nguyên, Đồng Đường, Chùa Cao, Thành Dền, Đồng Đậu Con, Gò Chiền, Mã Nguội, Liên Minh, Xóm Kiếu, Gò Con Lợn, Gò Mồng, Gò Tro trên, Gò Tro dưới, Đồng Sấu, Gò Tôm, Gò Thế, Gò Gai, Gò Con Cá, Gò Thờ, Gò Ghệ, Đồi Hoàng Long, Mả Nứa, Lê Lợi, Đồi Giàm, Làng Cả, Mã Lao, Núi Voi, Gò Vừng, Gò Dền, Đôn Nhân, Bình Sơn, Đồng Quế, Gò Re, Gò Diễn, Gò Bún, Gò Sanh, Gò Ông Tiễn, Gò Ma Lầy, Thọ Sơn.
Hơn 20 di chỉ phân bố tương đối tản mạn ngoài bán kính nói trên là: Gò Chùa, Gò Trại, Gò Või, Vạn Thắng, Nhà Quỳnh, (huyện Sông Thao); Lũng Hòa, Nghĩa Lập, Đồng Đậu, Đinh Xa, Ma Cả (Vĩnh Lạc); Cự Triền, Tháp Miếu, Núi Ca, (Mê Linh); Hồng Đà, Dậu Dương, Gò Bông, La Phù, Văn Minh, Đoan Thượng, Đào Xá, Gò Cháy, Gò Chè, núi Ngấn (Tam Thanh); Gò Nghành, Suối Trại (Tam Đảo).
Các di tích trên chia làm 4 loại:
Loại Phùng Nguyên trên dưới 400 năm cách đây
Loại Đồng Đậu trên dưới 3.500 năm
Loại Gò Mun trên dưới 3000 năm
Loại Đông Sơn khoảng 2.800 năm đến đầu công nguyên.
Di chỉ nói trên là những địa điểm người Việt cổ cư trú còn để lại trong lòng đất các hiện vật gồm: đồ đá như rìu, đục, cuốc, vòng tay, hoa tai, hạt chuỗi, đọi xe sợi, mũi tên...
Đồ gốm như nồi niêu, bát dĩa, cốc chén, vại lọ, tượng súc vật. Vết tích thức ăn như lúa gạo, hạt qua, xương cá, vỏ ốc trai hến, xương thú rừng và gia súc v.v...
Đặc biệt là theo truyền thuyết cung điện nhà vua ở thôn Việt Trì thì khảo cổ học đã tìm thấy ở di chỉ Làng Cả (khu Mì chính) những hiện vật nói lên sự có mặt của vua quan như mũi tên đồng, rìu chiến trang trí đẹp, giáo đồng, khóa thắt lưng bằng đồng tạc 8 con rùa, thạp, trống, tượng cóc bằng đồng thau.
Sử cũ nói về Vua Hùng:
Sách Trung Quốc: "Ơở thời xưa, Giao Chỉ chưa có quận huyện (tức là chưa có sự đô hộ của phương Bắc - VKB) thì đất đai có ruộng Lạc, ruộng ấy theo nước triều lên xuống mà làm. Dân khẩn ruộng ấy mà ăn nên gọi là dân Lạc. Đặt Lạc Vương, Lạc hầu để làm chủ các quận huyện. Các quận huyện phần nhiều là những Lạc tướng, Lạc tướng thì có ấn đồng giải xanh" (Giao Châu ngoại vực ký - thế kỷ 3-4).
(Đất Giao Chỉ phì nhiêu, nhiều dân cư đến đó, họ là những người đầu tiên khai khẩn, đất đen và bốc hơi mạnh lắm. Bấy giờ những cánh đồng đó gọi là Hùng điền và dân gọi là Hùng dân, có một ông chúa gọi là Hùng Vương. Hùng Vương có các chức viên giúp việc gọi là Hùng hầu. Lãnh thổ đất Hùng thì chia cho các Hùng tướng) (Nam Việt chí thế kỷ 5).
Sách nước ta: "Đến thời Trang vương nhà Chu (696-682) ở bộ Gia Ninh có người lạ dùng ảo thuật áp phục các hộ lạc, tự xưng là Hùng Vương, đóng đô ở thành Văn Lang, hiệu nước là Văn Lang, truyền được 18 đời đều gọi là Hùng Vương" (Đại Việt sử lược - thế kỷ 14).
"Con trai vua gọi là quan Lang, con gái vua gọi là Mị Nương, Quan Hữu ti gọi là Bồ chính, đầy tớ trai và đầy tớ gái gọi là ngưỡng là xảo.
Thời bấy giờ dân ở chân núi làm nghề đánh cá, thường bị giao long làm hại, họ tâu tới vua, vua nói rằng: Loài ở núi và giống ở nước, giống kia ưa đồng loại mà ghét dị loại nên làm hại. Vua liền sai lấy mực xăm vào mình thành hình thủy quái. Từ đấy không có tai nạn giao long làm hại nữa. Hồi quốc sơ đồ dùng còn chưa đủ, dân còn phải lấy vỏ cây làm áo, lấy chim muông tôm cá làm mắm, lấy củ gừng làm muối, đao canh hoa chủng, đất nhiều gạo nếp lấy ống tre mà thổi, gác gỗ làm nhà để tránh hổ lang làm hại "(Lĩnh Nam trích quái, thế kỷ 15).
8. Nước Văn Lang:
Thời đại Hùng Vương tồn tại khoảng 2000 năm trước công nguyên (tính tới nay gọi là 4000 năm văn hiến). Chia làm hai thời kỳ.
* Thời kỳ bộ lạc khoảng từ thế kỷ 10 trước công nguyên trở về trước, ứng với văn hóa Đồng Đậu - Phùng Nguyên.
* Thời kỳ dựng nước Văn Lang khoảng từ thế kỷ 10 trước công nguyên đến giữa thế kỷ 3 trước công nguyên ứng với văn hóa Gò Mun - Đông Sơn.
Nước Văn Lang do 15 bộ lạc hợp thành là: Văn Lang, Giao Chỉ, Việt Thường, Vũ Ninh, Quân Ninh, Gia Ninh, Ninh Hải, Lục Hải, Thanh Tuyền, Cửu Đức, Chu Diên, Tân Xương, Bình Văn, Kê Từ, Bắc Đái (theo VSL).
Cương vực này tương đương Bắc Bộ và Trung bộ ngày nay dân số nước Văn Lang khoảng 1 triệu người.
Mô hình xã hội
- Đứng đầu đất nước là vua Hùng thế lập cha truyền con nối.
- Giúp việc bên cạnh vua có các quan Lạc hầu (gọi là Hồn)
- Lạc tướng là chức quan cai quản một bộ (tức bộ lạc cũ).
- Dưới Lạc tướng là chức Bồ chính đứng đầu các làng, bản.
- Dân gọi là Lạc dân - Lạc dân làm kinh tế gia đình nộp tỷ lệ nhỏ sản phẩm cho Nhà nước. Nghề chính là cấy lúa nước kết hợp với chăn nuôi trâu bò, lợn gà, đánh cá, săn bắn. Ngoài ra còn có các nghề thủ công như làm gốm, chế tác đồ đá, đan lát tre nứa, đan lưới, dệt vải, nấu đúc đồng, rèn sắt, đóng thuyền, sản xuất đồ gỗ, đồ mỹ nghệ v.v... Đã xuất hiện một bộ phận làm nghề buôn bán đổi chác.
- Có một tỷ lệ nhỏ nô tỳ (gọi là xảo xứng thần bộc nữ lệ) phục vụ gia đình quí tộc. Ơở nước ta không thiết lập chế độ chiếm hữu nô lệ, đại đa số dân trong nước là dân tự do tức Lạc dân. Quan hệ giữa Vua Hùng và Lạc dân rất gần gũi "cùng cày ruộng, cùng tắm sông, cùng săn bắn, cùng xem hội" sử cũ gọi là "đời hồn nhiên" (Lĩnh Nam chích quái thế kỷ 15).
Đời sống vật chất
- Ăn: Lương thực chủ yếu là gạo tẻ nấu cơm, bữa ăn có thịt, cá, cua, lươn, ốc, ếch, rau, dưa, cà, kiệu. Gia vị dùng hành, tỏi, gừng, riềng, nghệ, ớt và nhiều loại rau thơm. Đã biết làm nhiều loại bánh kẹo, quốc tục là bánh dày, bánh chưng. Rượu dùng cúng lễ, cưới xin, tiệc ngọc, đãi khách.
- Ơở: Kiểu nhà sàn là chủ yếu. Cung điện lầu của các vua cũng làm theo lối gác sàn.
- Mặc: vải còn hiếm. Ngày thường nữ mặc váy ngắn và yếm che ngực, nam đóng khố cởi trần. Ngày hội nữ mặc áo và váy dài, nam mặc áo và quần dài, đầu chít khăn cài lông chim, tay đeo vòng, cổ đeo hạt chuỗi, tai đeo hoa.
Đời sống tinh thần:
Tín ngưỡng trời đất, núi sông, thần lúa, tổ tiên, linh hồn người qua đời và các vật thiêng khác.
Cư dân thích trang trí nhà cửa đồ dùng, thích đồ trang sức, rất yêu văn nghệ ca hát nhảy múa. Nhạc cụ có sáo, nhị, kèn, trống, chiêng, cồng, mõ, đàn bầu. Ca dao tục ngữ và truyện kể đã phát triển.
Về quốc phòng
Lực lượng quân sự có quân thường trực và quân hương dũng (dân binh) vũ khí có gậy, tay thước, giáo, lao, nỏ, rìu chiến, dao găm. Hành quân đi bộ hoặc đi thuyền, các vị tướng cưỡi ngựa hoặc voi. Trường huấn luyện quân sĩ đặt ở Cẩm Đội.
Về ngoại giao:
Phương lược ngoại giao của các vua Hùng là mềm dẻo thân thiện và bảo vệ chủ quyền. Đời Chu Thành Vương, vua sai đem biếu con chim trĩ trắng, vua Chu biếu lại cổ xe chỉ Nam - Song đã cự tuyệt gay gắt và chuẩn bị đối phó khi Việt Vương Câu Tiển muốn ép làm chư hầu.
Kinh đô Văn Lang:
Triều Hùng Vương đóng đô ở thành Văn Lang (nay là Việt Trì, Phong Châu). Tập truyền rằng.
- Cung điện nhà vua dựng ở Gò Làng Cả thôn Việt Trì (khu Mì chính).
- Tháp Lọng là nơi các Lạc hầu ở.
- Cẩm Đội (Thụy Vân) đặt trường huấn luyện quân sĩ.
- Nông Trang là nơi đặt kho thóc của nhà vua.
- Chợ Lú là chợ mua bán lúa gạo.
- Đồng Lú Minh Nông là xứ đồng vua dạy dân cấy lúa nước.
- Gò Tiên Cát là nơi dựng lầu kén chồng cho các công chúa.
- Xứ đồng Hương Trầm hoàng tử Lang Liêu trồng lúa nếp thơm, làm bánh dày, bánh chưng.
- Lầu Thượng, Lầu Hạ là khu lầu các vợ con vua ở.
- Thậm Thình là tiếng tượng thanh nhắc lại làng đó có lần giã gạo mấy ngày đêm, dâng vua.
9. Biển hoành câu đối ở đền hùng.
Lăng:
Hùng Vương Lăng - Dịch Lăng Vua Hùng
Biểu Chính - Dịch: Lăng Chính
1. Duật duật hoàng hoàng phối thiên kỳ trạch đế nhi tổ.
Thông thông uất uất đắc địa chi linh sơn diệc hùng
Dịch: Đẹp đẹp tươi tươi sánh ơn lớn của trời, vua còn là tổ.
Xanh xanh, tốt tốt được khí thiêng của đất, núi cũng rất hùng
2. Duy Tổ quốc tinh thần, nhất thập bát truyền căn bản địa.
Khảo dư đồ danh thắng, kỷ thiên cổ tải đế vương lăng.
Dịch: Vì tinh thần Tổ quốc, qua mười tám đời truyền đất này là căn bản.
Khảo danh thắng nước nhà, sau mấy nghìn năm lẽ nơi đây còn lăng vua.
3. Lăng tẩm tự năm nào, núi Tản sông Đà non nước vẫn quay về Đất Tổ.
Văn minh đương buổi mới, con Hồng cháu Lạc giống nòi còn biết nhớ Mồ ông.
Đền Thượng
Triệu cơ vương tích - Dịch: Vết tích vua trên nền đầu tiên
Quyết sơ sinh dân - Dịch: Dân buổi ban đầu
Tử tôn bảo chi - Dịch: Con cháu phải giữ gìn lấy
Nam Việt triệu tổ - Dịch: Tổ muôn đời của nước Việt Nam.
1. Thần thánh khải viêm bang chí kim, địa bất cải tịch dân bất cải tụ
Huân lao phụng thánh miếu thị vị, mộc chi hữu bản thủy hữu nguyên.
Dịch: Thần thánh mở cơ đồ, đến nay đất vẫn thế dân vẫn thế.
Công huân thờ đền miếu, đó là cây có gốc nước có nguồn
2. Hồng lạc cố cơ tồn điệp chướng tầng loan quần thủy hợp.
Đế Vương linh khí tại, hào phong nộ vũ nhất sơn cao.
Dịch: Cung cũ Hồng Lạc còn đây, trùng điệp núi đồi nhiều dòng sông hợp lại
Khí thiêng Đế vương vẫn đó, thét gào mưa gió một ngọn núi đứng cao.
3. Thử địa thử sơn Nam quốc kỷ
Ngô vương ngô tô Bắc thần tôn.
Dịch: Đất này núi này bờ cõi nước Nam
Vua ta, tổ ta, phương Bắc nể vì
4. Thông thông uất uất, trung hữu lăng yên tẩm yên, long phục tiên mẫu chi linh tính, hữu ngã hậu nhân võng khuyết.
Cổ cổ kim kim, thử sơn dã thủy, dã thánh tổ thần tông chi sáng tạo, y hi tiền vương bất vong.
Dịch: Trong cây cỏ tốt xanh vẫn có miếu có lăng, hồn thiêng cha mẹ rồng tiên phù hộ đời sau không thiết sót.
Suốt thời gian dài dặc thấy kìa sông kìa núi, công đức tổ tiên thần thánh, nhớ ơn vua nước chằng hề quên.
5. Con cháu còn, tôn tổ vẫn còn, nòi giống nhà ta sinh sản mãi.
- Nắng mưa thế, miếu lăng vẫn thế, non sông đất nước vững bền lâu.
6. Con cháu ba kỳ thăm mộ Tổ.
Non sông muôn thuở rạng nòi Tiên
Đền Trung
Triệu Tổ Nam bang - Dịch: Tổ muôn đời của nước Nam
Hùng Vương tổ miếu - Dịch: Miều thờ tổ Hùng Vương
Hùng Vương linh tích - Dịch: Vết tích linh thiêng của Vua Hùng
Vấn lai dĩ sự tu vi sử
Tế nhận như đồ dục mệnh thi
Dịch: Hỏi lại việc xưa nên chép sử
Ngắm xem phong cảnh muốn đề thơ.
(câu đối của chúa Trịnh Tùng)
Đền Giếng
Sơn thủy kim ngọc - Dịch: Núi sông quý báu như vàng ngọc.
Âẩm hà tư nguyên - Dịch: Uống nước nhớ nguồn
1. Hoàng gia diễn xuất long tiến phái
Đế quốc đoan môn tỉ muội hoa
Dịch: Dòng dõi Rồng tiên nơi quý phái
Nhành hoa em chị cửa nhà vua
2. Hùng triều lăng tẩm hoàng đô tại
Nam quốc thần tiên đế nữ tôn
Dịch: Triều Hùng lăng tẩm kinh đô tại đây
Nước Việt có các vị tiên nữ được tôn kính.
3. Hoàng gia tỷ muội, nữ sử độc khai thiên giai
Triệu Âẩn, Trưng Vương, thần tiên họp truyện.
- Đế tử lâu dài Hùng phong cao đối chữ, dữ Tản Viên Dạ Trạch hương hỏa vĩnh niên.
Dịch: Chị em chỗ Hoàng gia mở ra nữ sử đầu tiên cùng bà Triệu bà Trưng thần thiên một truyện
- Lâu dài nơi đế tử nhìn núi Hùng cao ngất với Tản Viên Dạ Trạch, hương lửa nghìn thu
4. Thập bát truyền vi quân vi vương, trùng xuất tiên nga duy mạt tạo.
- Ngũ thập tử quy sơn quy hải, biệt trung thần nữ thiệu anh phong.
Dịch: Mười tám đời truyền làm quân làm vương, hai vị tiên nga cuối dòng họ.
- Năm mươi con lên núi xuống biển, một nàmg thần nữ nối ngôi cha.
Cổng đền
Cao sơn cảnh hành - Dịch: Núi cao đường lớn
Thác thủy khai cơ tứ cố sơn hà quy bản tịch
Đăng cao vọng viễn quần phong la liệt tự nhi tôn
Dịch: Mở lối đắp nền bốn mặt non sông quy một mối
Lên cao nhìn rộng nghìn trùng đồi núi tựa đàn con
10. Lễ hội đền Hùng thời phong kiến
Lễ hội là một hình thức tín ngưỡng và sinh hoạt văn hóa dân gian của một cộng đồng người có cuộc sống định cư bền vững.
Khác hẳn với lễ hội của làng xã chỉ tiến hành với dân cư trong làng xã, lễ hội Đền Hùng được tiến hành với sự tham gia của nhân dân cả nước. Nhưng về chủ thể việc cúng giỗ vua Hùng do 3 cấp tiến hành: của Nhà nước phong kiến, của các làng xã sở tại và của từng người. Nhà nước phong kiến tiến hành lễ tế (quốc tế) vào ngày 12-3 âm lịch là ngày giỗ Vua Hùng thứ nhất (Kinh Dương Vương). Lệ này cứ 5 năm một lần vào năm chẵn (ví dụ 1900 - 1905) gọi là hội chính. Năm ấy, ngay từ tháng giêng, người ta đã treo lá cờ thần trên đỉnh núi Nỏn báo cho đồng bào xa gần biết. Phẩm vật tế lễ do dân Trung Nghĩa (Hy Cương - Chu Hóa) phải lo, gọi là dân Trưởng tạo lệ. Vì là dân sở tại nên triều đình giao cho nhiệm vụ trông nom đền miếu và phục vụ ngày giỗ Tổ. Bù lại, Nhà nước miễn cho khoản sưu thuế phu phen. Ngoài ra còn được cấp thêm chi phí lấy từ thuế điền thổ của hạt Sơn Hưng Tuyên. Sau khi đã tiến hành quốc tế thì đến lượt các làng xã xung quanh Đền Hùng tế lễ. Đó là những nơi thờ vua Hùng và vợ con của các vua. Chính các cuộc hành lễ của lành xã mới tạo nên sự xúc động tâm linh mạnh mẽ hướng về cội nguồn. Có khoảng 40 làng rước kiệu từ đình làng mình tới chầu, tất cả đều được đặt ở chân núi để chấm giải. Kiệu nào nhất thì lần sau được rước lên đền Thượng. Kiệu rước lên kỳ này đã chiếm giải nhất kỳ trước. Được thay mặt cả đoàn kiệu đứng tế Tổ rước lên đền Thượng rất vinh dự. Đây là một hoạt động tín ngưỡng rất tôn nghiêm và vui vẻ. Một đám rước như vậy tổ chức hết sức công phu, gồm 3 cỗ kiệu đi liền nhau. Kiệu được sơn son thiếp vàng đục chạm rất tinh vi. Thân kiệu là 2 con rồng dài gần 4m do 16 người khiêng. Cỗ đi đầu bầy hương hoa, đèn nến, trầu cau, bình nước và nậm rượu. Cỗ thứ hai rước nhang án bài vị thánh, có lọng che. Cỗ thứ ba rước bánh dày, bánh chưng (hoặc xôi), thủ lợi luộc (hoặc cả con). Đi trước nhất là viên quan dịch loa cầm loa quả bầu báo cho nhân dân hai bên đường và khách bộ hành biết có kiệu sắp tới để họ nghênh xem hoặc thu xếp dọn dẹp những gì trở ngại khiếm nhã. Thứ ba đến là phường chèo dóng đường. Tiếp theo là chiêng trống nện theo nhịp "Tùng boong" hoặc "tùng tùng boong boong". Dịch loa, phường chèo và chiêng trống có thể xem là một ê kíp tiền trạm. Ê kíp chính của đám rước gồm người vác lá cờ thần dẫn đầu 8 người vác cờ đuôi nheo, 8 người các bát bửu. Ông chủ tế mặc áo hoàng bào thụng kiểu nhà vua đi trước, các quan viên chức sắc chia nhau hộ giá trước và sau kiệu. Riêng kiệu nhang án có phường bát âm tấu nhạc hầu thánh đi hai bên. Trừ phường bát âm mặc thường phục cổ điển (quần trắng áo the khăn xếp) còn các quan viên rước kiệu đều ăn mặc phỏng theo lối quan văn võ trong triều.
Cũng nằm trong lễ thức tại đền Hùng còn có tiết mục hát Xoan. Hát Xoan xưa gọi là hát Xuân, vì kiêng tên bà Lê Thị Lan Xuân vợ vua Lý Thần Tông người Hương Nộn (Tam Thanh) nên gọi chệch là hát Xoan. Bà là người yêu thích hát Xoan, đã có công giúp phường hát xoan hoạt động. Điệu múa hát này vốn lưu hành ở ngã ba sông Hồng, Lô, Đà từ thời Hùng Vương, đến triều Lý được các bà hoàng hậu công chúa ưa thích, đặc biệt là bà Lan Xuân cho sưu tầm tổ chức thành điệu hát lễ ở một số đình đền thờ Vua Hùng. Đêm hát Xoan kéo dài từ chập tối đến sáng, trình diễn một bài bản có 3 phần: năm đoạn lề lối; 14 đoạn quả cách và 8 đoạn nam nữ đối đáp. Đội Xoan có 6 năm 12 nữ trẻ đẹp hát bằng nhiều giọng hát khác nhau, có lúc dùng điệu bộ chân tay, có lúc múa nhảy, kèm theo trống phách đưa đệm.
Trên đây là miêu tả sơ bộ phần lễ, có thể xem là hạt nhân của hội. Hành động Hội là một tổng thể nhiều khía cạnh gây nên hưng phấn cho người có mặt bao gồm lễ thức, trò chơi, văn nghệ, mua bán hàng hóa, ăn uống và kể cả con người (con người góp vào đấy bộ mặt tươi tỉnh, áo quần diện đẹp và sự đông đúc, ồn ào). Dân địa phương bán hoa quả, quà bánh, cơm phở, nước sôi gần như phục vụ chính, chỉ tính một chút công làm lãi. Tối đến, ít người về nhà dù ở gần, tục lệ là ngủ lại. Bởi vậy họ đi chơi cho mệt rã rời rồi tiện đâu ngủ đấy. Giữa bầu không khí cởi mở ấy là hàng loạt trò chơi, văn nghệ biểu diễn ngày cũng như đêm, tự do thưởng thức không mất tiền. Ban khánh tiết chỉ cần treo lên ít giải thưởng làm vui là các làng xã tự đem đến gà chọi, bịt mắt bắt dê, kéo co, bắn nỏ thi, kéo lửa nấu cơm thi, ném còn, đấu vật, cờ người. Cờ người dùng người thật làm quân, từ tướng sĩ, tượng, xe, pháo, mả đến tốt đều là các cô thanh nữ xinh đẹp. Lứa tuổi thanh niên túm tụm nhau trên các ngọn đồi trổ tài hát ví, hát trống quân, sa mạc, cò lả... các cụ già lại thích nghe nghệ sĩ dân gian hát xẫm, kéo nhị, hồ. Nghe xong thưởng ít tiền.
Ban đêm bao giờ cũng có hát chèo tuồng ở các bãi rộng. Phường chèo tuồng đón ở các rạp về hoặc tự họ xin đến. Cũng có cả các đoàn nghiệp dư của làng xã đến trổ tài ở Hội. Tất cả các đoàn đó được ban khánh tiết cho ăn cơm cá thịt và ít tiền lộ phí, biểu diễn cho toàn dân xem không bán vé. Nói chung đi tới Hội là không khí cởi mở thân thương tha thiết nghĩa tình.
Không có những trò chơi, những tiết mục văn nghệ lố lăng ầm ĩ trái với bầu không khí trang nghiêm, sâu lắng hướng thượng.
Lễ hội đền Hùng xưa kéo dài từ mồng 7, mồng 8 tới 16,17 tháng ba âm lịch. Kể từ năm 1922 Đền Hùng được xây dựng quy mô như hiện có, nhà Nguyễn quyết định lấy ngày 10-3 triều đình tế lễ, sau đó để làng xã tế lễ. Bởi vậy cách đây khoảng 30 năm, một nhà thơ dân gian người Phú Thọ làm bài ca đăng báo địa phương có câu:
Dù ai đi ngược về xuôi
Nhớ ngày giỗ Tổ mồng mười tháng ba
Câu ca dao này diễn ra đúng tâm lý nên trở thành cố định trong lòng mỗi người Việt Nam từ Bắc chí Nam, tưởng như tự ngàn xưa để lại.
11.Niên biểu thời dựng nước
- 2070 triệu năm trước: Thành tạo núi Nghĩa Lĩnh
- 50 triệu năm trước: Kiến tạo các sông Hồng, Lô, Đà với những đồi núi, đồng bằng, đầm hồ, xuất lộ bộ mặt địa hình Vĩnh Phú, trong đó có dãy đồi 99 con coi chầu về đất Tổ.
- Khoảng 1,5 vạn năm cách đây các dải đồi hai bên bờ sông Thao có mấy chục thị tộc người nguyên thủy cư trú. Họ là chủ nhân nền văn hóa hậu kỳ đồ đá cũ Sơn Vi.
- Trên một vạn năm đến 8000 năm cách dãy biển tiến sau băng hà Vuyếc-mơ, tràn vào ngập toàn bộ đồng đằng và vùng thấp ven đồi núi. Người nguyên thủy Sơn Vi tạm lánh lên vùng núi Hòa Bình - Bắc Sơn.
- Khoảng 6000 năm cách đây nước biển rút khỏi đồng bằng. Sau đó trải hàng ngàn năm mưa lũ thau chua rửa mặn và phù sa màu mỡ các con sông bồi đắp làm hồi sinh thảm thực vật. Quần thể động vật như chim thú, cá tôm nhuyễn thể trở nên sầm uất, tạo nên môi trường sống hết sức thuận lợi cho con người.
- Khoảng 2000 năm trước công nguyên có 15 bộ lạc Việt cổ sinh sống trên đồng bằng và trung du Bắc bộ. Trong số này bộ lạc Văn Lang của thủ lĩnh họ Hùng nhờ địa lợi tuyệt đối của vùng ngã ba sông Hồng, Lô, Đà trở nên lớn mạnh.
- Khoảng hơn 1000 năm trước công nguyên, thủ lĩnh Văn Lang đứng lên thành lập nước Văn Lang gồm 15 bộ lạc. Ông được suy tôn là Hùng Vương.
- Năm 258 trước công nguyên Vua Hùng thứ 18 nhường ngôi cho cháu họ xa là Thục Phán.
- Năm 179 trước công nguyên An Dương Vương đánh bại cuộc xâm lược của Triệu Đà - Đà lập kế cho con trai sang ở rể lấy cắp nỏ thần. Tướng Đinh Công Tuấn can ngăn An Dương Vương không được bèn cáo quan về quê lập sẵn đồn ải ở Aá Nguyên để chống Triệu Đà. Bên kia sông Hồng các tướng họ Hà cũng lập đồn ở Bì Châu. Nghĩa quân chống Triệu được một thời gian.
- Năm 111 trước công nguyên nhà Hán tiêu diệt nhà Triệu cướp nước Nam Việt.
Thừa tướng Triệu là Lữ Gia bỏ kinh Phiên Ngung sang liên lạc với các thổ bào bộ Văn Lang lập căn cứ ở Long Động Sơn (Lập Thạch) chống nhà Hán được mười năm.
- Năm 40 Hai Bà Trưng cháu Vua Hùng dấy nghĩa binh đánh đuổi thái thú Tô Định nhà Hán. Hai bà lên đền làm lễ tế cờ khấn rằng:
Một xin rửa sạch nước thù.
Hai xin nối lại nghiệp xưa họ Hùng.

nguồn : sưu tầm nhiều nguồn
Ngồi đọc hết cái đóg này của Tèng thôi là đủ rồi:-j
Cần jf đj thăm quan ở đâu:-j

ridethewind722

ridethewind722
Admin
Admin

Hic, nói thế nó xấu hổ không post nữa đó mày =))

Khách vi

avatar
Khách viếng thăm

kê. t

poogy

poogy
Mod
Mod

dồi ôi tao hate bạn Hằng quá, sửa lại bài đi mày

làm tao được spam =))

Khách vi

avatar
Khách viếng thăm

thêềlà không hiểu=))
bạn Sơn đag doạ ban nick t đấy:(
trời ơi
forum có vài đứa mà đòi ban nick hết đứa này đến đứa khác:-j

14Cả lớp chuẩn bị đi tham quan nhé! Empty Poogy ! Mon Dec 21, 2009 11:45 am

kor.wanted

kor.wanted
Ma mới
Ma mới

Viết ăn cắp bài trên mạng hả ...
Vừa dài vừa đau hết cả mắt ...
Admin đi tham quan đê ...
Chú cứ nhớ mặt anh đấy ...
Ban nick 7 ngày thì thôi ... vứt cha nó đi cho rồi =((

Khách vi

avatar
Khách viếng thăm

cẩn thận nó lạj ban tiếp vỳ nói bậy đấy=))

minhtit96

avatar
Ma mới
Ma mới

Mệt phờ, về ăn phở, tui chớ có đi, lỡ bị móc tiền thì hơ hơ hơ

Khách vi

avatar
Khách viếng thăm

minhtit96 đã viết:Mệt phờ, về ăn phở, tui chớ có đi, lỡ bị móc tiền thì hơ hơ hơ
như ông già
hay lo xa thế:-j

18Cả lớp chuẩn bị đi tham quan nhé! Empty admin ! Mon Dec 21, 2009 5:12 pm

kor.wanted

kor.wanted
Ma mới
Ma mới

XÓA BÀI CÁI GÌ MÀ XÓA !
ỨC CHẾ ĐỪNG HỎI THẰNG ADMIN !

luv_jeremy

luv_jeremy
Học sinh tiên tiến
Học sinh tiên tiến

ôi
dzậy là chúng ta đã bít sẽ đi ninh bình đó
ui
mình chả bít tí j dzề nơi đếy cả
ặc
lol!

20Cả lớp chuẩn bị đi tham quan nhé! Empty haha Tue Dec 22, 2009 9:19 pm

rainbow_000

rainbow_000
Học sinh ngoan
Học sinh ngoan

theo minh thi nen di thui vi du sao chang nua di cung lop moi vui co ban co be ma

luv_jeremy

luv_jeremy
Học sinh tiên tiến
Học sinh tiên tiến

rainbow_000 đã viết:theo minh thi nen di thui vi du sao chang nua di cung lop moi vui co ban co be ma
uk
mìn đồng ý cả 2 tay bounce bounce
lol!

22Cả lớp chuẩn bị đi tham quan nhé! Empty HI' Tue Dec 22, 2009 9:57 pm

rainbow_000

rainbow_000
Học sinh ngoan
Học sinh ngoan

MÌNH NÓI LUÔN CHUẢN MÀ
Laughing Laughing Laughing

Khách vi

avatar
Khách viếng thăm

uk. car lớp đi cho vui tý
cả năm có mỗi 1 lần thôi mà
thy xong r cũng phải xả sờ trét tý chú các bác :">

24Cả lớp chuẩn bị đi tham quan nhé! Empty bun thja hok bjt Wed Dec 23, 2009 4:03 pm

black_luv_taylorswift

black_luv_taylorswift
Học sinh ngoan
Học sinh ngoan

mà trương mình kiêu j ếh.hôm trươc vưa hop phu huynh thy hum sau đã đy thăm wan oỳ.kiểu này khối đưa hok đc đy là cái chắc Cả lớp chuẩn bị đi tham quan nhé! Icon_razz

luv_jeremy

luv_jeremy
Học sinh tiên tiến
Học sinh tiên tiến

black_luv_taylorswift đã viết:mà trương mình kiêu j ếh.hôm trươc vưa hop phu huynh thy hum sau đã đy thăm wan oỳ.kiểu này khối đưa hok đc đy là cái chắc Cả lớp chuẩn bị đi tham quan nhé! Icon_razz

nhg chắc là mìn hok phải lo đâu
chăm chỉ đặc biệt
nhg đâu đến nỗi là hok đc đi
lol!

Khách vi

avatar
Khách viếng thăm

bố mẹ bọn mày khó tính thế
bố mẹ tao thoải mái lắm thế nên đi hay k đi cũng đuợc
còn cứ bảo tao đi cơRazz

ridethewind722

ridethewind722
Admin
Admin

Cầu trời cầu Phật trường đừng có hoãn lại. Nếu hoãn chắc tao ko đi nữa quá...

luv_jeremy

luv_jeremy
Học sinh tiên tiến
Học sinh tiên tiến

ridethewind722 đã viết:Cầu trời cầu Phật trường đừng có hoãn lại. Nếu hoãn chắc tao ko đi nữa quá...
tao cũng mong thía
nghe nói là dời đến tận 6/1 cơ
lol!

29Cả lớp chuẩn bị đi tham quan nhé! Empty chán... Mon Dec 28, 2009 5:41 pm

luv_dbsk_cass

luv_dbsk_cass
Học sinh tiên tiến
Học sinh tiên tiến

dời lịch đy rùi
chán nhỉ :-<
thía là b. dương cầu lạy ntn thỳ phật vs trời cũng k rủ lòng thương
chắc b. dương hàng ngày đối xử vs mọi ng` k tốt nên mới bị thía =))
thật tội nghiệp choa số phận trg` mềnh
haizzzzzzzzzzz

Sponsored content



Về Đầu Trang  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết